Thách thức và bài học kinh nghiệm đối với dự án KVMAP

Thứ ba, 29/09/2020
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Dự án KVMAP cũng gặp nhiều thách thức trong quá trình triển khai thực hiện.
 
Thách thức và bài học kinh nghiệm đối với dự án KVMAP

Thực tế, đây là lần đầu tiên VNMAC thực hiện một dự án ODA quy mô lớn và áp dụng phương pháp tiếp cận tổng thể trong hành động bom mìn thông qua triển khai đồng bộ tất cả các hợp phần: Khảo sát và rà phá, Nâng cao năng lực, Quản lý thông tin, Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn và Hỗ trợ nạn nhân. Trong thời gian đầu, VNMAC đã gặp phải các khó khăn về cơ cấu, hệ thống tổ chức, nhân lực và kinh nghiệm triển khai dự án để có thể đáp ứng yêu cấu cả từ phía chính phủ và nhà tài trợ.

Vai trò là đối tác thực hiện dự án của UNDP, cả VNMAC và UNDP đã có cơ hội phối hợp triển khai dự án theo nhiều cách thức quản lý khác nhau, tuân thủ các quy định quản lý chặt chẽ từ cả hai bên.

Một mô hình quản lý mới thông qua việc thiết lập Ban điều phối Dự án chung, Ban quản lý Dự án chung và Văn phòng ban chỉ huy công trường đã được xây dựng và áp dụng trong Dự án. Cấu trúc quản lý mới này đôi khi gây ra sự chậm chễ nhất định về quy trình, triển khai hoạt động và báo cáo. Phải mất nhiều thời gian để cả VNMAC và UNDP áp dụng được quy trình chung cho cả hai bên.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực hạn chế về cả số lượng và chất lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực hành động bom mìn phục vụ phát triển dẫn đến phải mất nhiều thời gian để cả hai phía Ban quản lý dự án làm quen với quy trình riêng của đối tác và thống nhất cách làm việc.

Thiếu cơ chế làm việc và điều phối hiệu quả giữa UNDP và các bên có trách nhiệm, chẳng hạn như VNMAC, Bộ LÐ-TBXH và UBND các tỉnh khi thực hiện dự án ở các cấp độ khác nhau, cần nhiều thời gian để đáp ứng các thủ tục hành chính từ cấp trung ương cho đến cấp địa phương.

Theo KVMAP

Hemera Media

Others