Tập huấn thu thập thông tin, nghiệp vụ đánh giá nhu cầu và lập hồ sơ quản lý trường hợp. Ban hành kế hoạch triển khai việc thu thập số liệu người khuyết tật (NKT) và nạn nhân bom mìn cho 2 tỉnh; điều phối triển khai việc thu thập số liệu về NKT và nạn nhân bom mìn tại hai tỉnh nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, mẫu biểu và hướng dẫn thu thập và nhập dữ liệu về nạn nhân bom mìn tại hai tỉnh Quảng Bình và Bình Định; xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý với nạn nhân bom mìn; phát triển hệ thống thông tin quản lý nạn nhân bom mìn, người khuyết tật tại hai tỉnh Quảng Bình và Bình Định, đảm bảo kết nối hệ thống thông tin bảo trợ xã hội và an sinh xã hội của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội.
Đến nay, đã có khoảng 340 cán bộ, nhân viên của 2 tỉnh Quảng Bình và Bình Định đã được tập huấn về thu thập số liệu và quản lý trường hợp để triển khai việc thu thập số liệu NKT và NNBM.
Rà soát, thu thập thông tin về nạn nhân bom mìn và gia đình: Cục Bảo trợ xã hội đã chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh Bình Định và Quảng Bình tổ chức rà soát, thu thập thông tin nạn nhân bom mìn trên địa bàn.
Tỉnh Quảng Bình đã thu thập được số liệu của 30.869 trường hợp người khuyết tật, trong đó có 3.742 trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, 20.221 trường hợp người khuyết tật nặng, 3.257 trường hợp người khuyết tật nhẹ và 1.008 trường hợp người khuyết tật không xác định được mức độ, còn có 2.641 trường hợp người khuyết tật chưa có thông tin về mức độ khuyết tật. Có 4.530 trường hợp người khuyết tật tai nạn do bom mìn, trong đó có 111 trường hợp đặc biệt nặng, 2.061 trường hợp nặng, 1.375 trường hợp nhẹ, 587 trường hợp không xác định được mức độ và 396 trường hợp chưa có thông tin về mức độ. Đã tiếp nhận được 9.283 phiếu đăng ký nhu cầu cần hỗ trợ của 8.556 người khuyết tật. Phát hiện 399 trường hợp có nguy cơ trùng lặp.
Tỉnh Bình Định dã thu thập được số liệu của 43.729 trường hợp người khuyết tật, trong đó có 5.665 trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, 31.391 trường hợp người khuyết tật nặng, 4.809 trường hợp NKT nhẹ và 798 trường hợp NKT không xác định được mức độ, còn có 1.066 trường hợp người khuyết tật chưa có thông tin về mức độ khuyết tật. Có 4.521 trường hợp người khuyết tật tai nạn do bom mìn, trong đó có 390 trường hợp đặc biệt nặng, 2.829 trường hợp nặng, 936 trường hợp nhẹ, 266 trường hợp không xác định được mức độ và 100 trường hợp chưa có thông tin về mức độ. Đã tiếp nhận được 5.778 phiếu đăng ký nhu cầu cần hỗ trợ của 5.225 người khuyết tật. Phát hiện 384 trường hợp có nguy cơ trùng lặp.
Xây dựng kế hoạch lập hồ sơ quản lý trường hợp nạn nhân bom mìn và người khuyết tật, cụ thể: (i) Đánh giá, xác định nhu cầu của nạn nhân bom mìn và gia đình của nạn nhân bom mìn (dựa trên phiếu điều tra, khảo sát, thu thập thông tin); (ii) Lập hồ sơ quản lý trường hợp cho từng nạn nhân bom mìn và gia đình của nạn nhân bom mìn; (iii) Tổ chức tham vấn, tư vấn và trị liệu cho các nạn nhân bom mìn và gia đình của nạn nhân bom mìn có vấn đề gặp phải về tâm lý; tư vấn về các chế độ chính sách liên quan hiện hành.