Quảng Bình: Đổi mới sáng tạo lắp tay robot cho nạn nhân bom mìn

Thứ năm, 26/03/2020
Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2019 của Dự án Việt Nam – Hàn Quốc Hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa qua phối hợp với tổ chức Vulcan Augmetics thực hiện thí điểm đổi mới sáng tạo trong hỗ trợ phục hồi chức năng cho một số nạn nhân bom mìn tại Quảng Bình.

Nhóm chuyên gia của các tổ chức này đã thực hiện khảo sát đánh giá một số nạn nhân bom mìn tại Quảng Bình đáp ứng đủ tiêu chí lắp tay robot tại nhà của nạn nhân trong thời gian từ 9-10/1/2020.

Đoàn đã đến thăm nạn nhân Đinh T sinh năm 1978, hiện trú tại bản 39, xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Anh T hiện đã có vợ và 7 con, cháu lớn nhất 15 tuổi, nhỏ nhất 2 tuổi. Bản làng này cách thành phố Đồng Hới 2,5 giờ đi xe, với điều kiện điện lưới và giao thông liên lạc rất hạn chế.

Anh Đinh T được các chuyên gia kiểm tra khả năng lắp chi giả.

Anh T cho biết năm 2007 do không biết đã gò một đầu đạn để làm bịt đầu cọc làm trĩa lúa rẫy, không may đầu đạn nổ làm anh mất đi nửa cánh tay. 

Anh T là người dân tộc thiểu số Arem. Cha mẹ anh chuyển đến khu làng này trong chương trình Cải tạo của Chính phủ Việt nam năm 1956. Vào thời điểm đó, tổng số dân tộc thiểu số Arem chưa đến 100 người.Trước đó, cha mẹ anh T là người dân tộc thiểu số Arem chuyển đến làng Đoòng thông qua chương trình cải tạo của Chính phủ Việt Nam năm 1956. Vào thời điểm được tìm thấy, tổng số dân tộc thiểu số Arem chưa đến 100 người.

Hơn 10 năm trước, nghề nông là nguồn thu nhập chính của gia đình cho đến khi T gặp tai nạn. Khi tình trạng sức khỏe giảm sút, anh bắt đầu dệt giỏ tre để kiếm thêm tiền nuôi gia đình 7 thành viên.

Anh T cho biết đó không phải là một công việc dễ dàng, đặc biệt là với một cánh tay bị cắt cụt. Mỗi ngày, anh T chỉ có thể làm 01 giỏ để kiếm khoản thu nhập khiêm tốn và không ổn định nên cuộc sống hết sức khó khăn.

Anh Đinh T cùng gia đình.

Nhóm chuyên gia đã tới gặp nạn nhân bom mìn thứ hai để dánh giá thực trạng trước khi thiết kế và lắp tay robot. Anh Trần Đình Th sinh năm 1969, hiện trú tại thôn Trung Thượng, xã Quảng Sơn,Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

Cũng giống như nhiều người đàn ông khác trong ngôi làng ven biển của mình, anh Th từng là một ngư dân. Tháng 8 năm 2012, trong quá trình làm lao động đã vô tình đụng phải một quả bom còn sót lại sau chiến tranh. Vụ tai nạn đã khiến anh Th bị mất một cánh tay trái, một mắt bị giảm 70% thị lực. Anh Th có gia đình gồm vợ và 2 con nhưng đã ly dị sau tai nạn.

Anh Trần Đình Th sau khi mất một cánh tay thị lực giảm đã gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày.

Hiện tại, Anh Th sống một mình trong một ngôi nhà nhỏ, do chính phủ hỗ trợ một nửa và một nửa do người thân hỗ trợ. Do sức khoẻ yếu và bị tàn tật nên sinh hoạt của anh Th phải nhờ đến sự trợ giúp của người thân sống gần đó. Công việc hàng ngày của anh Thêu chủ yếu chỉ ở nhà chăm lo gia súc.

Sau khi đánh giá thực trạng hai nạn nhân, nhóm chuyên gia tiến hành thiết kế tay giả phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mỗi nạn nhân, phát huy thế mạnh của Vulcan Augmetics là sản xuất tay robot cho người khuyết tật. Với chi giả này, Dự án  hy vọng sẽ giúp anh T và anh Th ổn định thu nhập của mình và gia đình.

Dự án Việt Nam – Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (KVMAP) do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ. Dự án được thực hiện bởi Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc và Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Hợp phần Hỗ trợ nạn nhân là một trong 4 hợp phần của dự án, trong đó tập trung vào các hoạt động can thiệp hỗ trợ nạn nhân bao gồm hỗ trợ phục hồi chức năng, đào tạo nghề, hỗ trợ sinh kế, nâng cao năng lực cho cán bộ công tác xã hội xã, huyện, tỉnh, xây dựng văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến người khuyết tật và nạn nhân bom mìn.

Vulcan Augmetics là một doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam chuyên sản xuất các module chân tay giả giá thành thấp dành cho người khuyết tật, sử dụng công nghệ in 3D, giúp người khuyết tật thay đổi cuộc sống và có việc làm ổn định.

Others