Công bố trực tuyến Đánh giá nhanh tác động kinh tế xã hội của COVID-19 đối với người khuyết tật ở Việt Nam

Thứ sáu, 15/05/2020
 
Công bố trực tuyến Đánh giá nhanh tác động kinh tế xã hội của COVID-19 đối với người khuyết tật ở Việt Nam
Ngày 12/5 tại Hà Nội, UNDP Việt Nam đã Công bố trực tuyến Đánh giá nhanh tác động kinh tế xã hội của COVID-19 đối với người khuyết tật ở Việt Nam.

Đại dịch COVID-19 có tác động khác nhau đến nhiều nhóm đối tượng. Theo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Gutterres, “Người khuyết tật là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19.

Ở Việt Nam, kết quả đánh giá nhanh cho thấy 82% người trả lời quan ngại về bảo vệ sức khỏe của mình và 96% lo lắng về an toàn tài chính trong đại dịch COVID-19.

Với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), UNDP thực hiện đánh giá nhanh này nhằm giúp xác định những thách thức về sức khỏe và kinh tế xã hội mà người khuyết tật và gia đình của họ đang phải đối mặt, cung cấp những thông tin hữu ích về các ưu tiên hỗ trợ và đáp ứng đúng nhu cầu của người khuyết tật.

Gần 1000 người với các loại hình khuyết tật khác nhau (như khuyết tật về thể chất, nghe, nói nhìn và tâm lý, bao gồm người khuyết tật là dân tộc thiểu số, từ nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước tham gia vào đánh giá này.

Trong số người tham gia, 70% cho rằng có khó khăn trong tiếp cận chăm sóc y tế như khám bệnh, thuốc chữa bệnh, dụng cụ trợ giúp và dịch vụ phục hồi chức năng. 22% người trả lời phải chịu tác động từ bệnh lý nền sẵn có, vì vậy làm tăng nguy cơ đối với sức khỏe vì đại dịch COVID-19. Khoảng 28% người trả lời nói có khó khăn trong việc tiếp cận với khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tay, nước sạch, xà phòng và thực phẩm.

Cho đến tháng 3 năm 2020, 72% người trả lời có thu nhập hàng tháng dưới 1 triệu đồng, 30% người trả lời cho biết họ đang thất nghiệp vì đại dịch COVID-19. 49% người khác bị giảm thời gian làm việc. Trong số những người vẫn đang làm việc, 59% bị giảm thu nhập. 71% người trả lời đang làm việc là các công việc mùa vụ/ không chính thức hoặc họ đang kinh doanh trong khu vực không chính thức, vì vậy có nguy cơ không thuộc nhóm được nhận các hỗ trợ từ gói phúc lợi xã hội của chính phủ

Phát biểu tại lễ công bố, Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Caitlin Wiesennhấn mạnh nỗ lực ứng phó với dịch COVID-19 cần tính đến người khuyết tật. Bà nói: “Người khuyết tật bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19, họ giữ vai trò quan trọng và có thể đóng góp vào nỗ lực phòng chống và chung sống an toàn với COVID-19 ở Việt Nam. Chúng ta cần hỗ trợ người khuyết tật xây dựng kỹ năng để có thể tận dụng các nền tảng số, tạo thêm việc tại nhà và cơ hội việc làm trực tuyến, giúp họ có thể làm việc một cách an toàn và cạnh tranh trong môi trường công nghệ 4.0. Cách làm việc mới có thể giúp nhiều người khuyết tật có cơ hội cải thiện thu nhập và tiếp tục đóng góp đáng kể vào nỗ lực khôi phục kinh tế của Việt Nam”.

Báo cáo đưa ra 5 khuyến nghị để Chính phủ hỗ trợ người khuyết tật đáp ứng nhu cầu của họ và giúp họ hòa nhập với cộng đồng:

- Hỗ trợ khẩn cấp đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của người khuyết tật, bao gồm chăm sóc y tế và dịch vụ, cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe qua điện thoại nếu phù hợp;

- Đảm bảo khoản hỗ trợ của chính phủ bao trùm người khuyết tật, mở rộng đối tượng được hỗ trợ bao gồm NKT làm việc trong khu vực phi chính thức;

- Đảm bảo an ninh tài chính và giáo dục thường xuyên thông qua cung cấp các nền tảng giáo dục và việc làm trực tuyến dễ dàng tiếp cận đối với người khuyết tật;

- Mở rộng độ bao phủ của cấp Giấy chứng nhận khuyết tật với tất cả những người khuyết tật; và

- Tiến hành một đánh giá toàn diện về tác động của đại dịch COVID 19 với người khuyết tật, trong đó có sự tham gia đầy đủ của người khuyết tật, nhằm xây dựng và triển khai các chương trình ứng phó và phục hồi hậu COVID 19.

Để biết thêm thông tin, xin truy cập báo cáohttps://bit.ly/COVID19impactPwDs

Liên hệ báo chíNguyễn Việt Lan, Cán bộ truyền thông UNDP, email: Nguyen.viet.lan@undp.org  phone: 0914436769

Others