Trẻ em luôn là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước tai nạn bom mìn. Nhằm xoa dịu đi nỗi đau chiến tranh đồng thời nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn bom mìn cho trẻ em, mới đây, ngày 25/5/2020, trong khuôn khổ Dự án Việt Nam – Hàn Quốc khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (KV-MAP), tại trường tiểu học Vạn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA), Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNDP), Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC), đại diện Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ LĐTBXH, các cán bộ từ tỉnh Quảng Bình và Ban chỉ huy công trường đã tổ chức chương trình tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn cho các em học sinh.
Chia sẻ về chương trình, ông Nguyễn Minh Châu hiệu trưởng trường tiểu học Vạn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, cho biết, chương trình đã triển khai ở trường từ năm ngoái. Trước đó nhà trường tự tuyên truyền cơ bản chứ chưa phối hợp với các tổ chức như hiện nay. Thông qua chương trình đã giúp cho học sinh và thầy cô trong nhà trường có thêm nhiều hiểu biết hơn về tầm quan trọng của việc phòng tránh bom mìn, tránh khỏi những tai nạn thương tiếc xảy ra.
Trước đó, vào cuối năm 2018, trong khuôn khổ Dự án Việt Nam – Hàn Quốc Hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (KVMAP), UNDP đã phối hợp cùng với Hội Chữ thập đỏ thực hiện thí điểm một số hoạt động GDPTTNBM tại trường học, cụ thể là 5 trường tiểu học tại các huyện Phù Cát và Tuy Phước của tỉnh Binh Định.
Trước khi triển khai các hoạt đông tuyên truyền giáo dục, dự án đã tổ chức một lớp tập huấn trong ngày, từ ngày l1-13/12/2018 tại Quy Nhơn, Binh Định cho 23 chuyên viên phụ trách của các phòng giáo dục huyện thí điểm, hiệu tưởng, hiệu phó và giáo viên phụ trách văn thế mỹ hoặc đoàn đội của 5 trường tiểu học được lựa chọn tiến hành thí điểm.
Lớp tập huấn đã cung cấp kiến thức chung và các kỹ năng cần thiết để thực hiện hoạt động truyền thông giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn bao gồm giới thiệu về các loại bom mìn, vật liệu nổ, nguyên nhân dẫn đến tai nạn bom mìn, kỹ năng truyền thông nhóm và lập kê hoạch truyền thông. Sau lớp tập huấn, học viên đã tự xây dựng và chia sẻ kế hoạch truvền thông cho truờng và nhận đuợc ý kiến đóng góp từ phía các học viên khác cũng như giáo viên hướng dẫn.
Đại diện phòng giáo dục huyện Tuy Phựớc, ông Mai Thanh Tuyền chia sẻ, đây là lần đầu tiên ông tham gia một hoạt động đào tạo về GDPTTNBM và ông thấy rằng hoạt động này rất hữu ích, giúp ông dễ dàng truyền tải thông điệp về GDPTINBM đến học sinh hơn và ông hi vọng rằng sau giai đoạn thí điểm, hoạt động sẽ được nhân rộng, và nhiều học sinh hơn được hưởng lợi từ các hoạt động này, từ đó các em có hành động an tòan khi thấy bom mìn vật liệu nổ.
Với những kiến thức và kỹ năng sau lớp tập huấn, các thầy cô giáo đã nhanh chóng triển khai chuẩn bị hoạt động tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn tại trường học của mình trong tuần kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
1700 học sinh ở 5 trường tiểu học của huyện Phù Cát và Tuy Phước, Bình Định đã tham gia nhiệt tình các hoạt động này. Các hoạt động này trở nên có ý nghĩa hơn khi học sinh trở thành các diễn viên chính của hoạt động tuyên truyền này với sự hỗ trợ của các thầy cô. Dưới các vai trò khác nhau hoặc là khán giả hoặc là những người vận động thay đổi hành vi, học sinh được đặt ở vị trí trung tâm. Vì cộng đồng an toàn hơn, hoạt động này cần được nhân rộng sang các trường học khác ở địa bàn Dự án. Thông điệp chính mà các vở kịch học sinh gửi tới khán giả “Bom mìn, vật liệu nổ nguye hiểm, cần tránh xa và báo cho người lớn” sẽ được học sinh tại các trường mang về chia sẻ với gia đình.
Theo KVMAP
Hemera Media