Trong năm 2020 sẽ tổ chức một số hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và đánh giá hoạt động giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Bình Định về lồng ghép giảng dạy kiến thức phòng tránh tai nạn bom mìn trong chương trình giảng dạy dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
Bên cạnh đó vận động chính sách và hỗ trợ kỹ thuật nhằm nhân rộng mô hình lồng ghép Giáo dục an toàn bom mìn trong chương trình giảng dạy tại các trường học cấp quốc gia dựa trên những bài học kinh nghiệm từ Bình Định và Quảng Bình.
Nhiều năm sau chiến tranh, đất đai và con người Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi bom mìn và vật liệu chưa nổ (sau đây gọi tắt là vật nổ còn sót lại sau chiến tranh).
Theo kết quả của dự án “Lập bản đồ và Khảo sát quốc gia ô nhiễm vật nổ sau chiến tranh” trong giai đoạn 2010-2014, tất cả 63/63 tỉnh thành phố trên toàn quốc đều bị ô nhiễm vật nổ sau chiến tranh. Theo chính phủ Việt Nam, tổng diện tích đất đai bị ô nhiễm là 6.13 triệu hecta, chiếm 18.71% diện tích cả nước.
Để hỗ trợ nỗ lực loại bỏ vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt nam, Dự án Việt Nam- Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đã được xây dựng và hình thành trên cơ sở hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ Hàn Quốc và Chính phủ Việt Nam.
Năm 2016, Thủ tướng đã phê duyệt dự án trong đó Bộ quốc phòng được giao là cơ quan thực hiện và Trung tâm hành động bom mìn là cơ quan chủ quản dự án. Mục đích chính của dự án là nhằm nâng cao năng lực cho Trung tâm hành động bom mìn quốc gia (VNMAC) và các cơ quan chịu trách nhiệm khác trong việc loại bỏ các vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Quảng Bình và Bình Định.
Nguồn: KVMAP
Hemera Media